Nữ sinh Trường ĐH Bách khoa mua nhà cho mẹ trước ngày tốt nghiệp
Trưa 18.1, Công an thành phố Thủ Đức phối hợp các đơn vị chức năng phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ một người đàn ông tử vong trên cầu Phú Hữu, phường Tăng Nhơn Phú B.Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 45 cùng ngày, người dân đi đường phát hiện một người đàn ông nằm trên cầu Phú Hữu, hướng từ Khu Công nghệ cao TP.HCM đi đường Võ Chí Công.Hiện trường vụ việc nằm trong làn ô tô, nạn nhân có đội mũ bảo hiểm. Đối diện bên kia cầu, lực lượng chức năng phát hiện một xe máy.Ảnh hưởng từ vụ việc khiến giao thông qua Khu Công nghệ cao TP.HCM bị gián đoạn, lực lượng CSGT đang tích cực điều tiết, phân luồng.Nhận tin báo, Công an thành phố Thủ Đức phối hợp các đơn vị chức năng nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh để phục vụ công tác điều tra vụ một người đàn ông tử vong trên cầu Phú Hữu.Trước đó, đầu giờ chiều 16.1, trên địa bàn thành phố Thủ Đức cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa làm ông L.H.T. (55 tuổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) tử vong tại chỗ. Trước khi xảy ra vụ việc, nạn nhân được xác định đi bộ trên đường ray.
Chủ tịch ngân hàng Vietbank đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu trị giá hơn 75 tỉ
Chiến thắng trước Danang Dragons giúp CLB Nha Trang Dolphins chiếm lại ngôi nhì bảng từ tay CLB Hanoi Buffaloes. Trong khi đó CLB Danang Dragons chìm sâu ở cuối bảng xếp hạng VBA 2023 khi thua cả 8 trận.
Suzuki âm thầm phát triển xe máy điện giá rẻ, cạnh tranh VinFast, Honda
Ngày 19.1, tại thôn Quyết Lâm (xã Thọ Lâm, H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức lễ khánh thành và đưa Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Lamori Resort & Spa vào hoạt động. Lamori Resort và Spa chỉ cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, H.Thị Xuân) khoảng 1,5 km, cách cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân 8 km, đây là khu du lịch phức hợp “Tâm linh - Khám phá dã ngoại về nguồn” đạt tiêu chuẩn 5 Sao đầu tiên ở Thanh Hóa. Được xây dựng trên diện tích 54 ha, với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, Lamori Resort & Spa sở hữu hệ thống tiện ích nghỉ dưỡng đồng bộ, hiện đại và đa dạng như: khu villa; trung tâm tổ chức sự kiện view hồ; hệ thống nhạc nước; chuỗi villa mặt hồ, villa trong lòng núi, villa nổi trên mặt hồ; bể bơi vô cực; khu spa, gym và yoga với đầy đủ trang thiết bị chăm sóc sức khỏe cao cấp...Tại Lamori Resort & Spa còn có cụm nhà hàng ven hồ nổi bật với sức chứa cùng lúc khoảng 700 khách được phục vụ bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp với đa dạng các món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương. Khi đưa vào vận hành, ngoài tạo việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng - chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Phát biểu tại lễ khai trương, ông Nguyễn Văn Thi, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh việc khánh thành Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa sẽ tạo cho khu vực một sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, khắc phục được những yếu điểm tồn tại trước đây, mở ra cơ hội, vận hội mới để du lịch của H.Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cất cánh và sớm đạt mục tiêu trở thành trọng điểm du lịch quốc gia. Ông Thi cho biết thêm, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp huy động và khuyến khích các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, tạo đột phá trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhờ đó, kinh tế du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đón trên 15,3 triệu lượt khách, đứng thứ 4 cả nước, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%. Lamori Resort & Spa đi vào hoạt động góp phần quan trọng trong việc chỉnh trang không gian đô thị, hạ tầng du lịch, từng bước khẳng định thương hiệu “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.
Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang sinh năm 1983 tại Hải Dương. Anh theo học khoa Nhạc cụ dân tộc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 1994. Sau khi tốt nghiệp - năm 2006, anh giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam từ năm 2006 - 2009. Anh nhận học bổng của Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan về sáng tác âm nhạc hiện đại trong thời gian 2 năm (2010 - 2012). Năm 2014, anh gửi dự án Nghiên cứu văn hóa Mông, khía cạnh ngôn ngữ, âm nhạc sang Học viện Âm nhạc Hoàng gia Hà Lan rồi nhận được học bổng khóa học sáng tác nhạc đương đại và tốt nghiệp xuất sắc 2 năm sau đó.
Việt Nam đón trung thu khác các nước như thế nào?
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.

Dòng tiền vào ồ ạt, VN-Index bứt phá lên 1.270 điểm
Giá vé xem Messi đắt nhất trong 15 năm, Inter Miami lên tốp 3 CLB trị giá tỉ USD
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.
Ninh Bình đón hơn nửa triệu du khách trong dịp tết
Bộ NN-PTNT mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018 - 2019.
poker ăn tiền
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư